SƠN NỀN EPOXY, HARDENER 226
Sơn epoxy là tên của 1 dòng sản phẩm sơn dùng trong công nghiệp. Sơn Epoxy có cấu tạo gồm 2 thành phần: Thành phần A (sơn gốc) và thành phần B (chất đóng rắn). Sau khi trộ lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định (theo hướng dẫn của nhà sản xuất), ta có được 1 sản phẩm sơn có những đặc tính tốt hơn hẳn những dòng sơn thông thường như: Độ cứng cao, chống mài mòn tốt, chịu được ăn mòn cao, chịu được axit. Vì những ưu điiểm đó, sơn epoxy được dùng nhiều trong các ngành công nhiệp khác nhau như tàu biển, cơ khí ô tô, xây dựng. Trong xây dựng công nghiệp, sơn epoxy được áp dụng nhiều trong sơn kết cấu thép tiền chế, vách nhà xưởng và đặc biệt là nền nhà xưởng:
“Hoàn thiện nền nhà xưởng bằng vật liệu gì?” là 1 câu hỏi được các nhà đầu tư quan tâm. Chọn vật liệu nào để phát huy được hiệu quả trong sử dụng, hợp túi tiền? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số vật liệu hoàn thiện nền nhà xưởng:
1. SƠN NỀN EPOXY, HARDENER
Sơn epoxy là tên của 1 dòng sản phẩm sơn dùng trong công nghiệp. Sơn Epoxy có cấu tạo gồm 2 thành phần: Thành phần A (sơn gốc) và thành phần B (chất đóng rắn). Sau khi trộ lại với nhau theo 1 tỉ lệ nhất định (theo hướng dẫn của nhà sản xuất), ta có được 1 sản phẩm sơn có những đặc tính tốt hơn hẳn những dòng sơn thông thường như: Độ cứng cao, chống mài mòn tốt, chịu được ăn mòn cao, chịu được axit. Vì những ưu điiểm đó, sơn epoxy được dùng nhiều trong các ngành công nhiệp khác nhau như tàu biển, cơ khí ô tô, xây dựng. Trong xây dựng công nghiệp, sơn epoxy được áp dụng nhiều trong sơn kết cấu thép tiền chế, vách nhà xưởng và đặc biệt là nền nhà xưởng:
Sơn Epoxy có các dòng sau:
1.1 Hệ Sơn Epoxy gốc dung môi (thường gọi là epoxy gốc dầu)
Sơn Epoxy dung môi dầu (gốc dầu) là sản phẩm thời kì đầu khi sơn Epoxy. Sơn epoxy gốc dầu có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm:
- Bề mặt cứng
- Chịu va đập tốt
- Chịu được ăn mòn axit nồng độ nhẹ…
Nhược điểm:
- Không thi công được trong môi trường có bề mặt ẩm hoặc độ ẩm không khí cao.
- Môi trường thi công và môi trường sử dụng trở nên độc hại do có chứa dầu
- Đối với nhũng vùng có nhiệt độ thay đổi lớn, dễ đến gây nứt, gẫy bề mặt màng sơn
1.2 Hệ sơn Epoxy gốc nước.
Sơn Epoxy gốc nước được phát triển, ra đời sau sơn gốc dầu. Sơn Epoxy gốc nước có được đầy đủ các tính năng của sơn Epoxy gốc dầu, đồng thới khắc phục được nhược điểm của sơn Epoxy gốc dầu.
Những cải tiến vượt trội trong sơn Epoxy gốc nước:
- Xảy ra phản ứng hóa học hoàn toàn trong quá trình trộn và bay hơi. Vì vậy, sơn Epoxy gốc nước ít xảy ra sự cố hơn so với gốc dầu và có tuổi thọ lâu dài hơn.
- Chất lượng sơn được thiết kế phù hợp với những vùng có thay đổi nhiệt độ lớn.
- Khả năng đóng rắn tốt trong môi trường ẩm. Sơn Epoxy gốc nước có thể thi công trong nhiều điều kiện khác như thành vách hầm đường bộ, các hạng mục kết cấu bê tông các công trình thủy điện.
- An toàn cao trong thi công và thân thiện với môi trường trong sử dụng.
Sơn Epoxy gốc nước sử dụng dung môi là nước, không độc hại, thân thiện với môi trường. Đây là ưu điểm cho phép sơn Epoxy gốc nước đang dần thay thế hoàn toàn sơn gốc dầu. Sơn Epoxy gốc nước trở thành vật liệu sơn sàn chính trong các khu vực có yêu cầu vệ sinh cao như nhà máy thực phẩm, chế biến thủy sản, dược phẩm, bệnh viện, bể bơi…
1.3 Hệ Epoxy không dung môi.
Sơn Epoxy không dung môi hay còn gọi là sơn Epoxy tự phẳng. Dạng sơn Epoxy này không chứa hàm lượng dung môi bay hơi, hoạt động dựa trên nguyên lý tự cân bằng dòng, vì vậy dễ dàng che lấp khuyết điểm trên mặt sàn.
Khi được sơn, sơn Epoxy tự phẳng có độ dày lớn, trung bình khoảng 3 mm trong khi đó Epoxy có dung môi gốc nước và gốc dầu có độ dày trung bình 0,1 mm. Sơn Epoxy tự phẳng có những tính năng tương đối vượt trội so với hai dòng còn lại, dòng sơn Epoxy tự phẳng ngoài những tính năng như chịu ăn mòn axit, kháng khuẩn, chống thấm nước, thấm dầu... Ưu điểm của dòng sơn này là có màng sơn dày, liên kết bền vững, bề mặt sơn Epoxy tự phẳng chịu ứng lực rất tốt, có thể cho phép xe nâng dưới 16 tấn di chuyển trên bề mặt.
2. Hardener
Hiểu một cách đơn giản nhất, HARDENER là chất dạng bột được rắc lên bê tông nền nhà xưởng trong quá trình xoa hoàn thiện bê tông, giúp nền bê tông bóng hơn và tăng độ cứng, khả năng chịu va đập, chịu mài mòn tốt hơn, giúp nền bê tông sạc hơn, dễ vệ sinh hơn
Đặc tính của bột xoa nền Hardener
- Dạng / Màu sắc: Dạng bột / màu xanh lá cây
- Khối lượng thể tích: ~1.4 kg/lít
- Nhiệt độ thi công: 6 – 40oC
- Độ mài mòn: < 80mg/cm2
- Cường độ uốn tuổi 28 ngày: ≥ 4 N/mm2
- Cường độ nén tuổi 28 ngày: ≥ 40 N/mm2
- Định mức vật liệu: Từ 3.5 đến 8kg tùy nhu cầu tăng cứng!
Ưu điểm của nền khi xoa Hardener
- Chịu mài mòn tốt
- Chịu được va đập tốt
- Không tạo bụi, dễ vệ sinh nền nhà
- Chịu được môi trường có độ ẩm cao
Xoa nền hardener xanh (green hardener)
Xoa nền hardener xám (grey hardener)
3. Liquid hardener – tăng cứng dạng lỏng
Liquid hardener là chất lỏng phụ gia đặc biệt để phủ lên bề mặt bê tông làm tăng cường độ cứng, tăng khả năng chịu va đập, chống trơn trượt, chống mài mòn...
Các đặc tính của liquid hardener:
- Làm tăng sức mài mòn của bề mặt bê tông vì bản chất của Liquid Hardener là một tinh thể rắn, được tạo ra từ mao mạch của bề mặt bê tông
- Có tác dụng thúc đẩy độ thẩm thấu của bề mặt bê tông dày từ 6-7 mm
- Ngăn chặn tác động xấu của thời tiết tới bề mặt bê tông
- Ngừa nấm mốc phát sinh cũng như các vi khuẩn gây ăn mòn
- Ngăn chặn bê tông chuyển mà vàng theo dấu vết thời gian
Ưu, nhược điểm của Liquid Hardener?
Ưu điểm:
- Rất dễ dàng để thi công
- Thi công được với nền bê tông cũ (hardener bột không làm được)
- Tiết kiệm chi phí đi đáng kể
- Rút ngắn thời gian thi công cực lớn, từ đó đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc cao
- Loại bỏ dấu vết bánh xe do xe cộ qua lại một cách hoàn hảo nhất
Nhược điểm:
Tuy có nhiều lợi ích nổi trội xong Liquid hardener vẫn tồn tại một số khuyết điểm:
- Không có màu sắc, chỉ là màu bê tông
- Hơi bị bóng, loáng sau khi thi công xong
Mỗi phương án đều có nhưng ưu điểm và khuyết điểm riêng, tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn vật liệu phù hợp. Để nhận tư vấn chi tiết, vui lòng gọi số 0983843382 hoặc để lại thông tin liên lạc.