VẬT LIỆU TÔN
VẬT LIỆU TÔN – CÁC CÁCH PHÂN LOẠI
Hiện nay, tôn có thể là vật liệu thông dụng nhất trong các loại vật liệu bao che. Tôn có các ưu điểm mà khó có loại vật liệu nào đáp ứng được đồng thời.
- Chi phí thấp, trọng lượng bản thân nhẹ: Giá cho 1m2 tôn hiện nay tầm 60.000-120.000 (đ/m2). Ngoài ra tôn rất nhẹ, trọng lượng bản thân chỉ tầm 4-5kg/m2, làm cho tải trọng truyền xuống kết cấu kèo, cột, móng cũng giảm theo, làm giảm chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng.
- Tuổi thọ cao trong tầm giá: Nếu sử dụng tôn chất lượng cao cộng với bảo trì hợp lý và không ở trong môi trường ăn mòn, tuổi thọ mái tôn có thể lên trên 20 năm
- Lắp đặt nhanh: Do cách thức sản xuất linh động (có thể sản xuất với chiều dài bất kỳ), dễ thi công lắp đặt. 1 Nhóm 5-7 công nhân có thể lắp đặt cả ngàn m2 trong 1 ngày. Có thể nói Tôn là loại vật liệu bao che có thời gian thi công nhanh nhất.
- Mẫu mã, màu sắc đa dạng: Đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ của nhà đầu tư. Hiện nay, tôn được chế tạo giống mái ngói thật đến không ngờ.
- Dễ bảo trì, thay thế: Đối với những thiết kế có độ dốc mái không quá lớn (i < 20%), việc đi lại trên mái tôn khá dễ dàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo trì định kỳ. Ngoài ra, do cấu tạo từ từng tấm riêng biệt, việc thay thế cũng được thực hiện một cách dễ dàng khi cần thiết.
Nhìn chung tôn là loại vật liệu có nhiều ưu điểm. Sản phẩm tôn trên thị trường cũng rất đa dạng với những chủng loại và thương hiệu khác nhau, các tên gọi kỹ thuật cũng khác nhau mà không phải ai cũng hiểu. Trong phạm vi bài viết này, người viết mong muốn giới thiệu một số cách thức phân loại tôn trên thị trường.
I. Phân loại theo cấu tạo.
Nhìn 1 tấm tôn mỏng vậy chắc ít người hình dung được cấu tạo đầy đủ của tôn gồm 9 lớp (4 lớp mặt – thép nền – 4 lớp lưng). Có thể phân loại tôn theo cấu tạo như sau:
cấu tạo tôn kẽm màu
- Tôn mạ kẽm: Chỉ bao gồm thép nền và lớp mạ kẽm. Đây là dòng sản phẩm thấp cấp nhất, chi phí cũng thấp nhất thường được dùng trong các công trình tạm, rào chắn, bảng quảng cáo.
- Tôn mạ nhôm kẽm (thường dược gọi là tôn lạnh): Giống như tôn mạ kẽm nhưng đối với tôn lạnh, lớp mạ kẽm được thay bằng hợp kim với thành phần tương đối: 55% Al, 43.5% Zn và 1.5% Si và thương được ký hiệu là AZ. Hợp kim nay có tính phản xạ nhiệt cao nên thường được gọi là tôn lạnh.
Tôn AZ100 tương ứng với độ mạ 100(g/m2/2 mặt)
Tôn lạnh có ưu điểm về chống ăn mòn cao, phản xạ nhiệt tốt nên thường được dùng làm tấm lợp mái cho các công trình dân dụng, công nghiệp, làm trần nhà, làm vách…
- Tôn mạ màu thường được chia thành 2 loại:
- Tôn kẽm màu: Có cấu tạo giống hình minh họa. Tôn kẽm màu có ưu điểm về chống ăn mòn cao, màu sắc đa dạng nên thường được dùng làm tấm lợp mái, vách cho các công trình dân dụng, công nghiệp.
- Tôn lạnh màu: Lớp mạ kẽm được thay bằng hợp kim Nhôm-Kẽm (AZ). Đối với dòng sản phẩm này, nhà sản xuất thường ghi ký hiệu lên sản phẩm và cam kết bảo hành. Đây có thể là dòng sản phẩm phổ biến nhất vì tích hợp được hầu hết các ưu điểm của các dòng sản phẩm trước: chống ăn mòn, phản xạ nhiệt tốt, màu sắc đa dạng.
II. Phân loại theo sóng tôn.
tôn sóng ngói ruby
III. Phân loại theo mác thép nền.
- S1 là tôn mềm (min G-330)
- S2 là tôn mềm (min G-400)
- H1 là tôn cứng (min G-450)
- H2 là tôn cứng (min G-550)
G-xxx là ký hiệu mác thép theo tiêu chẩn Úc (Australia) với số đứng sau chữ G là giới hạn chảy (Fy) tính băng Mega-Pascal (Mpa).
Ví dụ: G-550 là mác thép có giới hạn chảy tối thiểu là 550(Mpa)
- Phân loại theo hình thức liên kết.
- Tôn liên kết bằng vít thông thường
Tôn liên kết bằng vít thông thường
- Tôn Klip-lok
Tôn Klip-Lok
- Tôn Seam-Lok
Tôn Seam-Lok
*** Khi mua tôn CĐT nên yêu cầu nhà cung cấp cung cấp đày đủ các thông số kỹ thuật:
Đối với việc xây dựng nhà công nghiệp, tôn là vật liệu không thể thiếu bởi những ưu điểm của nó. Tôn thường được sử dụng làm mái, vách của nhà xưởng với mật độ lớn bởi vậy chủ đầu tư cũng như đơn vị thi công cần có sự lưu ý và quan tâm đúng mực khi lựa chọn chủng loại vật liệu này. Như vậy sẽ chọn được đúng loại vật liệu phù hợp với mục đích sử dụng kết hợp với biện pháp thi công đảm bảo tính “bền” và “đẹp” của công trình theo thời gian. Nếu chủ đầu tư không có chuyên môn về lựa chọn vật liệu nên chọn một đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để nhận được những tư vấn thiết thực và hữu dụng về cả mảng thiết kế và thi công.