LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG "RẺ" NHẤT?

Để xây dựng một công trình nói chung, xây dựng nhà xưởng nói riêng, chủ đầu tư cần quản lý 3 vấn đề chính yếu sau:

Chất lượng – chi phí – tiến độ’ có thể là bộ 3 quan trọng nhất trong quản lý xây dựng nhà xưởng và có thể là bộ ba được quan tâm nhất đối với các chủ đầu tư.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi đề cập việc ‘quản lý chi phí’ nhằm giúp chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan về quản lý chi phí trong xây dựng nhà xưởng. Hay nói cách khác: Làm sao để xây dựng nhà xưởng rẻ nhất.

 4 cấp độ của 1 công trình

1. Tính an toàn

Ở mức độ cơ bản nhất, bên cạnh việc đáp ứng công năng sử dụng mà chủ đầu tư yêu cầu, 1 công trình xây dựng nói chung và nhà xưởng nói riêng cần đáp ứng yêu cầu về an toàn chịu lực, chịu được hoạt tải sử dụng, hoạt tải do gió bão gây ra, an toàn về Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC). Sự an toàn này được thể hiện trong các bản vẽ thiết kế về Móng, cột, đà, khung vì kèo thép, cọc.

Chủ đầu tư thường mong muốn giảm thiểu chi phí đầu tư bằng những câu hỏi sau:

  • Kết cấu móng lớn quá, có thể ‘bóp’ lại được không?
  • Có thể làm móng 1 cọc được không? Móng 2 cọc cảm giác dư nhiều, lãng phí
  • Thép đà nhiều quá, có thể giảm được không?
  • Khung vì kèo thép dày quá, cho thể giảm được không?

 

 

 

2. Tính tương xứng

Ở mức độ 2, chủ đầu tư mong muốn công trình của mình ‘bằng anh bằng em’, thuộc về một cộng đồng nào đó. Ví dụ một nhà máy thức ăn gia súc thì cần ngang ngửa với các công trình khác cùng ngành như Anco, Rico. Chính vì vậy mà khi quyết định xây dựng nhà xưởng cho mình, các chủ đầu tư thường đi tham khảo các công trình khác cùng ngành.

 

Công trình Greenland

 

3. Tính cao cấp

Ở mức độ 3. Khi đã bằng anh bằng em, chủ đầu tư lại muốn công trình của mình nằm trong top đầu ngành, đó là nhu cầu được người khác tôn trọng

 

 

4. Tính độc nhất vô nhị

Ở mức độ 4: Chủ đầu tư mong muốn công trình của mình có nét độc đáo, đặc sắc riêng, là biểu tượng tự hào, thân thiện với môi trường, có vị trí cao trong xếp hạng công trình xanh.

 

Nhà máy Ý <ỹ

 

Về cơ bản, các cấp độ công trình được thể hiện thông qua:

  • Phương án thiết kế kiến trúc nhà xưởng
  • Lựa chọn giải pháp kết cấu
  • Thiết kế thông thoáng làm mát nhà xưởng
  • Mật độ xây dựngmật độ cây xanh
  • Cách thức lựa chọn vật liệu

 

BẢNG CẤP ĐỘ CÔNG TRÌNH THÔNG QUA MỘT SỐ CẤU KIỆN

STT

Cấu kiện

Cấp độ 1

Cấp độ 2

Cấp độ 3

Cấp độ 4

1

Móng, cột, đà kiềng (kết cấu chịu lực chính)

Tùy đặc điểm công trình và địa chất

Tùy đặc điểm công trình và địa chất

Tùy đặc điểm công trình và địa chất

Tùy đặc điểm công trình và địa chất

2

Khung thép tiền chế

Tùy vào tải trọng, khẩu độ

Tùy vào tải trọng, khẩu độ

Tùy vào tải trọng, khẩu độ

Tùy vào tải trọng, khẩu độ

3

Sơn kết cấu thép

Vệ sinh thủ công

Sơn thường dày 80micron

Sa 1.5

Sơn thường dày 80micron

Sa 2.5

Sơn cao cấp dày 120micron

Sa 2.5

Sơn chống cháy

4

Sơn tường

Quét vôi

Sơn nước thông thường

Sơn nước cao cấp

Sơn nước cao cấp

5

Xà gồ

Z50 - Z80

Z120 - Z180

Z180 – Z275

Z300 - Z350

6

Tôn mái, vách

Mạ kẽm, mạ nhôm kẽm

AZ-50, mạ màu

AZ-150, mạ màu

Clean colour-bond

7

Cách nhiệt

Không cách nhiệt

Túi khí

PU

EPS

8

Hoàn thiện nền

Xoa nền

Xoa hardener

Sơn epoxy

Epoxy tự san phẳng

Bảng cấp độ công trình sẽ giúp chủ đầu tư quyết định cắt giảm hoặc tăng chi phí đầu tư xây dựng nhà xưởng cho phù hợp với yêu cầu sử dụng và tài chính dự án. Bằng cách xác định cấp độ công trình của mình ngay từ ban đầu, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và đơn vị thi công có thể làm việc cởi mở và hiệu quả hơn khi cân nhắc những phương án thiết kế và thi công nhà xưởng phù hợp, tối ưu hóa vốn đầu tư mà vẫn đảm bảo được những yêu cầu thiết yếu về công năng, tính an toàn và tính thẩm mỹ.

Tin tức liên quan