LÀM THẾ NÀO ĐỂ XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG TỐT NHẤT?
Trong giai đoạn quyết định đầu tư, nhà xưởng là 1 tài sản được hình thành trong tương lai. Ở giai đoạn này, chủ đầu tư luôn trăn trở với rất nhiều câu hỏi:
- Công trình của mình sau khi hoàn thành trông nó ra sao?
- Nên sử dụng các loại vật liệu gì cho công trình?
- Có nên thuê thiết kế chuyên nghiệp? Chọn ai là người thiết kế?
- Làm sao chọn được nhà thầu thi công nhà xưởng phù hợp?
- Có nên giao việc xây dựng nhà xưởng cho nhà thầu với thiết kế miễn phí?
- Quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà xưởng như thế nào?
Chất lượng – chi phí – tiến độ’ có thể là bộ 3 quan trọng nhất trong quản lý xây dựng nhà xưởng và có thể là bộ ba được quan tâm nhất đối với các chủ đầu tư. Trong đó, chất lượng công trình có lẽ luôn là vấn đề được quan tâm nhất.
Chính phủ, đại diện là bộ xây dựng cũng rất quan tâm đến chất lượng công trình xây dựng thông qua các văn bản pháp quy như: Luật, nghị định, thông tư, tiêu chuẩn, cụ thể như sau: Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Thông tư số 26/2016/TT-BXDngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- Thông tư số 04/2019/TT-BXD ngày 16/08/2019 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
- TCXD 79:1980 Thi công và nghiệm thu công tác nền móng.
- TCVN 4452:1987 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép lắp ghép – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCVN 5724:1993 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Điều kiện kỹ thuật tối thiểu để thi công và nghiệm thu.
- TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu.
- TCXD 170:1989 Kết cấu thép – Gia công, lắp đặt và nghiệm thu – Yêu cầu kỹ thuật.
Tham khảo thêm tại thư viện tiêu chuẩn tại đây
Các văn bản pháp quy này nhằm đảm bảo các cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tuân thủ để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. Để cụ thể hóa những văn bản tiêu chuẩn được giới chuyên môn quy định, các tổ chức sẽ hiện thực những tiêu chuẩn trên giấy bằng những công việc cụ thể để cung cấp cho chủ đầu tư một sản phẩm hoàn chỉnh, đảm bảo chất lượng. Hãy cùng nhau điểm qua 3 cấp độ của 1 sản phẩm hoàn chỉnh.
Cấp độ 1: Sản phẩm cốt lõi
- Sản phẩm cốt lõi có chức năng trả lời câu hỏi: về thực chất sản phẩm này sẽ mang lại những lợi ích cốt lõi gì cho KH? Nó chứa đựng những công dụng, lợi ích của sản phẩm mà những lợi ích, công dụng này có khả năng thỏa mãn nhu cầu, ước muốn của KH;
- Đối với sản phẩm công trình xây dựng, sản phẩm cốt lõi chính là công năng của công trình, trả lời câu hỏi: ‘công trình được xây lên để làm gì?’ – Là nơi để sản xuất, là kho chứa đồ, hay cho thuê… Với mỗi công năng khác nhau, có những thiết kế khác nhau phù hợp.
Cấp độ 2: Sản phẩm hiện thực:
- Là cấp độ của sản phẩm được mô tả bằng những đặc tính cơ bản: chất lượng, kiểu dáng, bao bì, thương hiệu, mức giá… giúp KH nhận biết, so sánh, đánh giá, lựa chọn được những sản phẩm phù hợp với mong muốn của mình trong việc thỏa mãn nhu cầu;
- Đói với sản phẩm công trình xây dựng, sản phẩm thực được thể hiện:
- Hồ sơ thiết kế, dự toán
- Quy định kỹ thuật (specification)
- Công trình xây dựng đã xây xong
- Hồ sơ quản lý chất lượng (các biên bản nghiêm thu, các kết quả thí nghiệm, nhật ký thi công)
- Hồ sơ quyết toán, hoàn công trình
Cấp độ 3: Sản phẩm hoàn thiện/bổ sung:
- Sản phẩm hoàn thiện nằm bên ngoài sản phẩm hiện thực, nó bao gồm: các dịch vụ: bảo hành, sửa chữa, hình thức thanh toán, giao hàng tận nhà, lắp đặt…, thái độ thân thiện cởi mở, nhiệt tình của người bán hàng…
==> Một sản phẩm xây dựng có chất lượng cũng cần đảm bảo được 3 giá đó là: Giá trị sử dụng (tương ứng với sản phẩm cốt lõi) Giá trị cốt lõi (tương ứng với sản phẩm hiện thực) và giá trị gia tăng (tương ứng với sản phẩm bổ sung).
+ Giá trị sử dụng của 1 công trình xây dựng là sự thỏa mãn các yêu cầu về công năng sử dụng của chủ đầu tư, trả lời được câu hỏi công trình đó được xây dựng nên để làm gì.
+ Giá trị cốt lõi của 1 công trình xây dựng là sự phù hợp các yêu cầu về an toàn chịu lực. Công trình phải chịu được các hoạt tải sửng dụng, hoạt tải do thời tiết gây ra (mưa, bão, thay đổi nhiệt độ). Điều này được các cơ quan chức năng quy định trong tiêu chuẩn ngành và được các nhà chuyên môn cụ thể hóa bằng các bản vẽ thiết kế kết cấu móng, cột, đà, sàn, khung thép tiền chế…
*** Đây là phần mà nhất định chủ đầu tư không nên cắt giảm để đảm bảo chất lượng của 1 công trình, vì không chỉ đây là những yêu cầu được quy định bởi giới chuyên môn, các cơ quan có thẩm quyền mà còn để đảm bảo tính an toàn và công năng sử dụng, những yêu cầu được xem như là điều kiện tiên quyết nhất về chất lượng. Chủ đầu tư không nên tiết giảm các kết cấu này 1 cách tùy tiện mà cần có đơn vị có đầy đủ kiến thức chuyên môn, có tâm với nghề. Đơn vị thiết kế nhà xưởng chuyên nghiệp sẽ tối ưu hóa thiết kế bằng những giải pháp kết cấu phù hợp, hạn chế những lãng phí không đáng có cho công trình.
+ Giá trị gia tăng của một công trình xây dựng được thể hiện qua những đặc điểm bên ngoài như kiểu dáng kiến trúc, vật liệu bao che, vật liệu sơn, vật liệu ốp lát trang trí…
Phối cảnh tổng thể nhà máy Mitsuba Việt nam
♦♦♦ Một công trình nhà xưởng cũng như một đứa con của chủ đầu tư, họ gửi gắm nhiều mong muốn và hy vọng vào đứa con này. Tuy vậy việc lựa chọn xây dựng những phẩm chất cho đứa con ấy để tương xứng và hợp lý nhất với số vốn đầu tư, hay nói cách khác, với cùng 1 số tiền bỏ ra, khi xây dựng nhà xưởng, cần ưu tiên để đảm bảo những giá trị sử dụng và giá trị cốt lõi trước khi quan tâm đến giá trị gia tăng. Một công trình quá chú tâm đến việc thể hiện giá trị gia tăng mà cố ý tiết chế những công tác đảm bảo hai giá trị tiên quyết của một sản phẩm thì cũng như xây một ngôi nhà cao tầng với nền móng không chắc chắn, dẫn đến những hệ lụy không đáng có sau này. Một công trình có thể cân bằng được việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả và thỏa mãn những giá trị của chủ đầu tư đề ra (theo thứ tự ưu tiên hợp lý) sẽ là công trình chất lượng nhất mang đến sự thỏa mãn cao nhất của chủ đầu tư. Nói cách khác: ‘QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHÍNH LÀ QUẢN LÝ KỲ VỌNG’. Để quản lý kỳ vọng:
- Chủ đầu tư cần nêu rõ kỳ vọng đối với dự án của mình:
- Công năng chính của dự án
- Quy mô dự án, các hạng mục chính, hạng mục phụ
- Tổng mức đầu tư dự kiến
- Đọc kỹ, điều chỉnh, phê duyệt nhiệm vụ thiết kế
- Đọc kỹ, điều chỉnh, thông qua quy định kỹ thuật
- Tư vấn thiết kế, tư vấn dự án:
- Lắng nghe, thấu hiểu mong muốn, kỳ vọng của chủ đầu tư.
- Cụ thể hóa sự thấu hiểu bằng nhiệm vụ thiết kế và quy định kỹ thuật (specification) trình chủ đầu tư phê duyệt.
- Lập, trình chủ đầu tư phê duyệt bản vẽ thiết kế chi tiết, thuyết minh thiết kế.
- Lập, trình chủ đầu tư phê duyệt dự toán chi tiết.
- Lập, trình chủ đầu tư phê duyệt chủng loại vật liệu.
- Nhà thầu thi công:
- Đọc kỹ quy định kỹ thuật. Hiểu rõ kỳ vọng của chủ đầu tư. Đưa ra những đề xuất thay thế hiệu quả hơn (nếu có).
- Trình mẫu vật liệu, biện pháp thi công sớm.
- Quản lý chất lượng đối với vật liệu đầu vào, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng.
- Tính toán các phương án bảo trì công trình trong giai đoạn sử dụng.
- Ghi chép nhật ký công trình cẩn thận, lưu hình ảnh thực tế minh họa cho nhật ký.
Khi chủ đầu tư nêu rõ kì vọng, đơn vị thiết kế và thi công có nhiệm vụ tư vấn và lựa chọn những phương án phù hợp với tài nguyên của dự án.
*** Đối với dự án có quy mô < 3 Ha, phương thức Design and Build - một đơn vị thực hiện trọn gói một dự án xây dựng nhà xưởng (thiết kế - xin phép – thi công – hoàn công) là phương án chủ đầu tư rất nên cân nhắc lựa chọn. Khi đó nhà thầu sẽ hiểu rõ hơn kỳ vọng của chủ đầu tư để đưa ra những phương án thiết kế, biện pháp thi công, những đề xuất, giải pháp kinh tế, kỹ thuật phù hợp. Đối với một đơn vị cung cấp dịch vụ trọn gói, thông tin chi tiết về dự án sẽ được các bộ phận nắm rõ, thảo luận và đóng góp đề xuất cho nhau và chọn lấy giải pháp tối ưu nhất; độ chênh giữa thiết kế (khối văn phòng, sáng tạo) và thi công (khối công trường, thực tế) sẽ được hạn chế tới mức tối thiểu, mức độ hợp tác và thống nhất sẽ cao hơn.